Hội nghị trực tuyến: Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021

Thứ bảy - 07/08/2021 08:00
Chiều 6/8, tại trụ sở Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tham dự hội nghị trực tuyến Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021 do Bộ trưởng Công thương chủ trì.
Hội nghị diễn ra đúng thời điểm hết sức cấp thiết nhằm tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản, thủy sản của các tỉnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Theo báo cáo của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay 26 tỉnh nam bộ và Tây Nguyên đang có 1 lượng lớn nông sản cần được hỗ trợ khoảng 5 triệu tấn lúa, 3,7 triệu tấn rau củ quả,4 triệu tấn các loại trái cây, 120 000 tấn hải sản…
Cũng theo đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra 5 giải pháp đó là: (1) Đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, xác định thị trường trong nước là trọng tâm, nền tảng phát triển tiêu thụ nông sản, thủy - hải sản; (2) Xây dựng thói quen tiêu dùng hàng Việt nói chung, nông sản và thủy, hải sản nói riêng, qua đó nâng cao uy tín hàng sản xuất trong nước, tiến tới giảm nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được; (3) Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và thương hiệu mạnh với nguyên liệu đầu vào trong nước, để giảm tải cho việc tiêu thụ nông sản tươi, phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế; (4) Đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối hiện đại như thương mại điện tử; (5) Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xuất khẩu, nhằm đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả, trách nhiệm.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo đồng tình với 5 giải pháp của đồng chí Bộ trưởng bộ Công thương đưa ra. Bên cạnh đó ông cũng nêu ra một số khó khăn của các hợp tác xã (HTX)  hiện nay như: Đứt gãy chuỗi cung ứng, lượng hàng tồn kho là một thực tế rất lớn; chi phí sản xuất đầu vào tiếp tục tăng; tài chính của các HTX, hộ nông dân hiện nay còn rất hạn chế;  khoảng 80% lượng nông sản thực phẩm mà các HTX hộ nông dân sản xuất là thông qua thương lái phân phối, chi phí logitic hiện nay cao; tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của các HTX, hộ nông dân vùng sâu vùng xa còn đang hạn chế. 
Đồng thời cũng kiến nghị các cơ quan trung ương và địa phương tạo điều kiện cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cùng với các bộ ngành để thực hiện tốt chương trình trình kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tăng chuỗi cung ứng cho các tổ hợp tác (THT), HTX cả nước; Ưu tiên tiêm vaccin cho các người lao động, thành viên của THT nông nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm nông sản thiết yếu, vận tải, tiêu dùng, thương mại, thương lái; Đẩy mạnh hướng dẫn phổ biến để các HTX, THT tiếp cận với chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đối với trung ương: Đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vacxin phòng chống Covid 19; Huy động tổng thể các thành phần xã hội, kinh tế xã hội để hỗ trợ về mặt lao động cho việc thu hoạch lưu thông; cung cấp thông tin thị trường ở trong ngoài nước cho các HTX, người lao động; Rà soát kĩ chuỗi nông sản để giảm ách tắc cụ thể vì mỗi chuỗi cung ứng có 1 đặc điểm riêng; Có một gói tín dụng hỗ trợ về mặt thời hạn, lãi xuất cho sản xuất cũng như dự trữ cho sản xuất lưu thông, chế biến để hỗ trợ cho đầu tư. Các bộ ngành trung ương cần thống nhất phương thức vận tải hàng hóa, lưu thông hàng hóa cho các địa phương; đề nghị bộ Công thương phối hợp với Chính phủ, bộ ngành liên quan xem xét đánh giá hậu Covid 19 để có những giải pháp giải quyết tiêu thụ hàng hóa và phát triển.
Bài: Quang Trung
Ảnh: Lê Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây